Tuyển tập ngôn ngữ riêng của mèo – Cách giao tiếp với mèo
Khoa học đã phát hiện ra rằng loài mèo có hệ thống giao tiếp phức tạp với hàng trăm tiếng kêu khác nhau để diễn đạt cho loài người biết chúng muốn hoặc cần gì. Việc hiểu rõ cách thức mèo truyền tải thông tin và hiểu giao tiếp của con người sẽ giúp bạn thúc đẩy mối quan hệ mang nhiều sắc thái với chú mèo đồng hành của mình. Bài viết dưới đây, Thegioiloaimeo.com xin giới thiệu với các bạn tuyển tập ngôn ngữ riêng để giao tiếp với mèo. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Tuyển tập ngôn ngữ riêng của mèo
1. Nhìn vào ánh mắt mèo
Cũng giống như con người, ánh mắt mèo nói lên tâm trạng của chúng. Một số biểu hiện tâm trạng thông qua cách giao tiếp với mèo bằng mắt bạn có thể tham khảo:
- Khi đồng tử giãn ra: Chúng đang cảm thấy sợ hãi hoặc hào hứng, cũng có thể là vui vẻ.
- Mèo nhìn thẳng vào mắt bạn: Đây là lúc chúng cảm thấy tin tưởng bạn và muốn tựa vào bạn nhất ấy.
- Mèo chớp mắt từ từ: Cảm giác yên tâm và thoải mái.
- Con ngươi mở rộng, nhìn chằm chằm không chớp mắt: Khi bạn gặp những chú mèo như vậy thì nên cẩn thận vì chúng đang tập trung cao độ chuẩn bị cho một cuộc tấn công đấy nhé!
>>> Xem ngay: Tổng hợp những tên hay dành cho mèo của bạn
2. Quan sát đuôi mèo
Đuôi với mèo không chỉ để định hình phương hướng, giữ thăng bằng. Mèo cũng thể hiện tâm tư tình cảm qua những động tác vẫy đuôi. Vì thế, ngoài ánh mắt, bạn cũng có thể xem hành vi của mèo qua sự di chuyển của đuôi để đoán xem chúng đang muốn gì.
- Đuôi mèo dựng thẳng và cong phần cuối: Đây là cách mèo thể hiện rằng chúng đang cảm thấy vui và hạnh phúc.
- Đuôi co giật: Khi bạn thấy đuôi mèo co giật nghĩa là chúng đang phấn khích lắm ấy hoặc trên một thái cực khác là chúng đang hoảng loạn. Vì thế, khi bạn thấy đuôi mèo co giật, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để hiểu được bé muốn gì nhé.
- Đuôi rung rung: Đích thị là em ấy đang phấn khởi rồi. Hãy thưởng cho bé bất cứ thứ gì bé muốn để duy trì được tinh thần phấn khởi của mèo các bạn nha.
- Lông đuôi dựng ngược, phần cuối cong: Bạn sẽ thấy tình huống này khi một chú mèo đang muốn tấn công một chú mèo khác. Tốt nhất lúc này là bạn nên tránh xa mèo hoặc không nên làm chúng giật mình, vì khi đó, mèo sẽ có xu hướng tấn công người làm chúng giật mình đấy nhé.
- Lông đuôi dựng nhưng đuôi sà xuống thấp: Bé mèo đang cảnh giác với mọi thứ xung quanh. Đây là một hành động khá tự nhiên khi bé cảm thấy có gì đó nguy hiểm hay không ổn xung quanh.
- Đuôi sà xuống thấp: Đây là lúc bé đang cảm thấy lo sợ. Cách tốt nhất bạn có thể làm là trấn an mèo để chúng không cảm thấy cô đơn.
>>> Tham khảo ngay: Cách huấn luyện mèo con ngoan ngoãn, biết nghe lời!
3. Ngôn ngữ cơ thể mèo
Nếu bạn nuôi mèo lâu, bạn sẽ thấy chúng luôn có những hành động bằng cơ thể để cố gắng giao tiếp với chúng ta. Cụ thể là ngoài việc gửi thông điệp qua ánh mắt, đuôi, mèo luôn cố gắng giao tiếp với người bằng ngôn ngữ cơ thể chúng.
- Mèo ngửa mặt, đầu hơi nghiêng: dấu hiệu chào hỏi.
- Tai hơi ngả ra sau: cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi cũng có thể là đang vui mừng, phấn khởi.
- Dùng lưỡi liếm môi dưới: tâm trạng đang lo lắng hoặc sợ hãi.
- Mèo cọ lông vào chủ nhân: đây là hành động mà mèo chỉ làm với những người quen thuộc với chúng. Thể hiện mối liên quan, gần gũi.
- Đầu hướng về phía bạn, chạm mũi vào bạn: tin tưởng khi ở cạnh chủ nhân.
- Đi theo vòng tròn, vẫy đuôi khi gặp người hay con vật nghĩa là đang chào hỏi.
- Chúi đầu và lắc lắc: đang vui mừng hoặc yêu thích cái gì đó.
- khi mèo cắn và không có hành động gì thêm: chúng cần sự yên tĩnh, đừng làm phiền.
- Khi cắn nhẹ nhàng kết hợp vờn chân: Hành động này nghĩa là chúng đang muốn nô đùa với bạn đấy.
>>> Bạn đã biết: Tại sao mèo có thói quen đuổi theo tia laser?
4. Ý nghĩa tiếng kêu của mèo
Lúc nào bạn cũng thấy mèo kêu meo meo kể cả với con người hay với những vật nuôi khác. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy tiếng mèo kêu sẽ có những âm điệu khác nhau trong từng ngữ cảnh và mang ý nghĩa cũng rất khác nhau.
- Khi mèo kêu một tiếng meo dứt khoát: Đang chào hỏi.
- Kêu meo meo meo nhiều lần: Chào hỏi nhưng với tâm trạng rất phấn chấn.
- Tiếng kêu meo nhiều lần, không rõ ràng, giọng không cao, không thấp: Đang đói và muốn được ăn.
- Kêu meo thấp giọng, kéo dài: Thể hiện sự không bằng lòng, khó chịu, có khả năng gây chiến.
- Khi thấy mèo kêu gừ ừ ư… không rõ ràng kèm theo cơ thể run run có thể thú cưng đang cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
- Tiếng kêu rít meow…: phản ứng bất ngờ khi bị đau.
Học cách giao tiếp và nói chuyện với mèo
1. Giao tiếp với mèo bằng ngôn ngữ và cử chỉ
Việc quan trọng khi nói chuyện với mèo là đừng quát nạt chúng mà hãy thể hiện sự hài lòng hoặc không hài lòng qua cách truyền tải ngôn ngữ nói. Cụ thể hơn, giọng cao thể hiện sự hài lòng và giọng thấp thể hiện sự không hài lòng. Đi kèm với lời nói, bạn hãy thể hiện những hành động như lắc đầu, xua tay khi mèo làm không đúng. Nở nụ cười, vuốt ve khi chúng làm tốt.
Mèo là một loài vốn rất thông minh, ngoài ra hiệu cho bé bằng hành động, bạn hoàn toàn có thể dùng lời nói. Thường xuyên tâm sự, trò chuyện với mèo sẽ giúp chúng hiểu bạn. Hãy giao tiếp với chúng như đang nói chuyện với con người. Chỉ sau vài lần, mèo sẽ hiểu hết những gì bạn muốn truyền đạt.
Nên nhớ, tuyệt đối không được đánh mắng dù bạn mèo làm sai hay khi bạn tức giận. Điều này sẽ làm mèo rất sợ hãi và xa lánh bạn.
2. Giao tiếp với mèo bằng ánh mắt bạn nhìn chúng
Mèo rất thích được cưng chiều, ôm ấp, vỗ về nên không khó tạo ra ngôn ngữ để giao tiếp với chúng. Trước tiên, bạn hãy tạo cảm giác yên tâm và thoải mái khi mèo ở cạnh bạn.
Khi nhìn mèo bằng ánh mắt trìu mến, chúng sẽ nhận thấy cảm giác tự tin và yên tâm khi ở gần bạn. Nếu nhìn chằm chằm, ánh mắt hung dữ sẽ làm chúng sợ, lo lắng.
Bạn có thể dùng hành động hướng dẫn cho chúng: ví dụ như khi mèo được phép ngồi bạn sẽ đặt tay vào vị trí đó và nói ngồi đi hoặc đập nhẹ lên vị trí đó vài cái để gây sự chú ý của mèo, một vài lần mèo sẽ quen. Nếu muốn mèo đi chỗ khác, hãy dùng tay đẩy mông chúng rồi chỉ về phía đó.
Đừng lạm dụng những hành động như ôm chúng quá nhiều sẽ làm mèo khó chịu. Đôi khi mèo cũng cần có không gian riêng tư. Khi thấy chúng phát ra những âm thanh gầm gừ thì bạn nên để mèo tự do.
Học cách nói chuyện với mèo là việc mà chủ nuôi nên làm tạo mối quan hệ thân thiết gần gũi tăng tình đoàn kết. Bởi mỗi khi cần, chính chúng là nơi để chủ nhân trút buồn vui, tâm sự. Hãy kiên trì để tạo ra thứ ngôn ngữ riêng mà bạn có thể giao tiếp với thú cưng hàng ngày nhé!
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách huấn luyện mèo cưng học cách giữ im lặng vào ban đêm
Chúc các bạn thành công khi tâm sự với hoàng thượng của mình nhé!