TOP 3 bệnh răng miệng ở mèo phổ biến hàng đầu
Bệnh răng miệng ở mèo là một tình trạng nghiêm trọng, gây đau đớn ở miệng và nướu của mèo. Tình trạng viêm nướu răng và là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh răng miệng. Dưới đây chính là TOP 3 bệnh răng miệng ở mèo phổ biến nhất mà bất kỳ người nuôi mèo nào cũng nên biết do Thegioiloaimeo.com tổng hợp được. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
TOP 3 bệnh răng miệng ở mèo phổ biến hàng đầu
1. Bệnh nha chu ở mèo
Bệnh răng miệng ở mèo phổ biến nhất chính là bệnh nha chu ở mèo. Bệnh này xuất hiện trong khoảng 80% trong số mèo nhà trên 2 hoặc 3 năm tuổi.
Bệnh nha chu ở mèo thường gồm các vấn đề tác động đến cấu trúc để giữ răng trong miệng. Chẳng hạn như nướu răng, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Đương nhiên, bệnh nha chu khiến mèo vô cùng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của mèo và thậm chí dẫn đến rụng răng trong trường hợp nghiêm trọng.
Nguyên nhân:
- Do vệ sinh răng miệng kém. Thức ăn thừa và một số chất trong nước bọt của mèo tích tụ trên răng dẫn đến hình thành vi khuẩn và tạo thành những mảng bám.
- Khi bệnh tiến triển nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lỗ ổ răng và bắt đầu làm ảnh hưởng đến nướu, dây chằng, xương sinh ra viêm nha chu. Dần dần răng mất đi độ bám và rơi khỏi hàm.
Triệu chứng:
- Hôi miệng
- Xuất hiện mảng bám và cao răng
- Ăn uống gặp khó khăn, khi nhai không tự nhiên
- Chán ăn và ăn ít hơn
>>> Xem ngay: Tuyển tập ngôn ngữ riêng của mèo – Cách giao tiếp với mèo
2. Bệnh viêm nướu ở mèo
Viêm nướu cũng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến ở mèo. Viêm nướu có thể xuất hiện ở một vùng hoặc toàn bộ khoang miệng bao gồm cả nướu răng, hầu họng và cả lưỡi. Khi bệnh nặng hơn làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng, gây viêm niêm mạc ổ răng.
Nguyên nhân:
- Do nhiễm trùng bởi vi rút hoặc vi khuẩn. Pasteurella multocida và Tannerella forsythia là hai loại vi khuẩn có liên quan đến viêm nướu ở mèo.
- Ngoài ra, vi rút calici, vi rút gây suy giảm miễn dịch và vi rút gây bệnh bạch cầu ở mèo cũng có thể liên quan. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến bệnh nghiêm trọng nhất không phải do vi sinh vật mà là do phản ứng không kiểm soát của hệ thống miễn dịch của mèo khi phát hiện vi rút, vi khuẩn xuất hiện trên niêm mạc miệng hoặc mảng bám răng.
Triệu chứng:
- Đau miệng
- Không liếm lông và ăn uống như bình thường
- Sụt cân
- Chảy nước dãi
- Viêm trong miệng
>>> Tham khảo ngay: Cách xử lý khi mèo bị viêm nướu, lợi và răng miệng
2. Bệnh tiêu xương răng ở mèo
Tiêu xương răng ở mèo ước tính chiếm 75% trong số mèo và là một bệnh răng miệng ở mèo phổ biến nhất ở mèo lớn tuổi.
Răng mèo có cấu trúc gồm một khoang chứa mô được tạo thành từ các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh (tủy răng). Phần mô này có liên kết với cơ thể và được bao quanh bởi phần ngà răng màu trắng. Khi bị tiêu xương răng nghĩa là phần ngà răng bị xói mòn và hư, không thể chữa lành.
Theo thời gian, toàn bộ cây răng sẽ bị ảnh hưởng từ chân đến thân răng. Có hai loại tiêu xương răng ở mèo:
- Loại 1: Thân răng bị phá hủy nhưng chân răng vẫn bình thường
- Loại 2: Cả thân và chân răng đều bị phá hủy
Nguyên nhân:
Do sự kích hoạt bất thường của tế bào răng, nó bắt đầu phá hủy cổ và chân răng. Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây kích hoạt tế bào răng nhưng nó có thể liên quan đến những vấn đề bệnh răng miệng ở mèo khác như nha chu chẳng hạn.
Ngoài ra, nó cũng liên quan đến một số loại virus như virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo, virus herpes, virus calici ở mèo. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng nó là sự thất bại trong quá trình khoáng hóa của răng và có thể do tác động của di truyền hoặc chế độ ăn thiếu các khoáng chất.
Triệu chứng:
- Ăn không ngon miệng
- Hôi miệng
- Tiết nhiều nước bọt
- Lắc đầu
- Sụt cân
>>> Bạn có biết: Mèo thay lông khi nào? Thời gian bao lâu?
Cách phòng bệnh răng miệng ở mèo hiệu quả tại nhà
Cách phòng bệnh chung cho tất cả các bệnh răng miệng ở mèo đều là vệ sinh răng miệng thường xuyên. Mỗi tuần mèo nên được đánh răng ít nhất một lần, tốt nhất là mỗi ngày. Ngoài ra, mèo cũng cần được làm sạch răng miệng chuyên nghiệp để loại bỏ cao răng, mảng bám và những vấn đề tác động đến sức khỏe răng miệng. Cuối cùng, để phòng ngừa và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh răng miệng, mèo nên được khám nha khoa định kỳ.
Bạn đã chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho mèo cưng đúng cách? Bạn nên chú ý hơn trong việc làm sạch răng cho mèo để phòng ngừa bệnh răng miệng ở mèo. Đó chính là chìa khóa giúp mèo hạn chế gặp phải bệnh về nha khoa. Tạo thói quen đánh răng cho mèo càng sớm càng tốt sen nhé!