Dấu hiệu nhận biết mèo mang thai và lưu ý khi chăm sóc mèo mẹ

Thời gian mang thai của mèo thông thường là khoảng 9 tuần. Khi bắt đầu mang thai chúng sẽ có biểu hiện thay đổi về thể chất cũng như hành vi. Các bạn sẽ có thể xác định được liệu mèo có thai hay không nhờ vào các thay đổi này. Cách tốt nhất để biết chắc chắn đó là đưa chúng đến bác sĩ thú y. Nhưng thông qua bài viết dưới đây, Thegioiloaimeo.com sẽ giúp các bạn nhận biết mèo mang thai và những lưu ý để có thể chăm sóc mèo mẹ cũng như đảm bảo sức khỏe của mèo con tốt nhất ngay tại nhà chuẩn xác 100%. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nội dung bài viết

Dấu hiệu nhận biết mèo mang thai

Mèo cái khi bắt đầu mang thai sẽ có những thay đổi khác bình thường về cả tập tính, hành vi và cơ thể. Đây là căn cứ giúp bạn có thể phán đoán được liệu rằng chú mèo của mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, để chính xác nhất thì các bạn nên đưa chúng đi kiểm tra tại cơ sở thú y.

  • Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là chu kỳ động dục kết thúc. Mèo không còn kêu meo meo nhiều, quấn người, không có những biểu hiện như lăn qua lăn lại, phần hông nhổm cao, hai chân sau khụy xuống, đuôi để sang một bên…
  • Phần đầu núm vú của mèo sẽ hồng hơn, căng, to ra, thậm chí có thể tiết ra sữa (sau 15 – 18 ngày từ khi trứng được thụ tinh thành công)
  • Mèo ăn nhiều hơn bình thường. Các bạn nên tăng khẩu phần mỗi bữa ăn của mèo lên nhưng hạn chế chất béo hay lượng thức ăn quá nhiều vì nó sẽ khiến mèo bị béo phì, mèo con trong bụng to, gây khó khăn khi sinh cho mèo mẹ.
  • Mèo thường chọn khu vực yên tĩnh, riêng tư để ngủ. Thời kỳ này mèo ngủ khá nhiều.
  • Mèo có thể buồn nôn và nôn, tuy nhiên nếu chúng nôn nhiều quá, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì nên đưa đến bác sỹ thú y để kiểm tra.
  • Khi mèo mang thai được khoảng một tháng, những thay đổi trên cơ thể, tập tính trở nên rõ ràng hơn.
    • 2 thành bụng cứng, dưới đầu ti có bánh sữa.
    • Phần lưng cong xuống giống dáng con lừa.
    • Bụng to tròn lên, tuy nhiên nếu mèo nhà bạn tăng kích thước toàn bộ cơ thể như chân, cổ, mông… thì đó là do chúng bị tăng cân chứ không phải đang mang thai.
    • Mèo trở nên thân thiện, quấn chủ, thích được vuốt ve.

  • Khi mèo sắp chuyển dạ (tầm 2 tuần trước khi sinh), mèo mẹ sẽ đi kiếm những khu vực kín đáo, tối như gầm giường, tủ đồ,… rồi tha vải đến để làm ổ. Thời điểm này bạn nên sắm một cái ổ ấm áp để chào đón những chú mèo con sắp chào đời.

Kích thước ổ phải đủ rộng với sức chứa khoảng 6 con cả mẹ và con, có vải lót bên dưới, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo (bằng phun thuốc, phơi nắng ổ…). Vị trí ổ phải kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, chò mèo lạ để đảm bảo an toàn cho mèo con.

     >>> Xem ngay: Thời gian mang thai của mèo là bao lâu để có chuẩn bị tốt nhất cho “bé” mèo

Chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai

  • Nếu nghi ngờ mèo mang thai bạn nên đưa đến bác sỹ thú y để thăm khám và xin chỉ định chăm sóc, tránh đụng vào chúng vì như vậy có thể khiến thai bị sẩy. Sau 17 – 25 ngày, một bác sỹ nếu có kinh nghiệm có thể phán đoán được sự hình thành, phát triển của phôi thai.
  • Đưa mèo mẹ đi siêu âm nếu có thể để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ, mèo con, số lượng mèo con trong bụng…
  • Sau 20 ngày có thể phát hiện nhịp tim.
  • Sau 45 ngày, bộ xương mèo con bắt đầu được hình thành có thể thấy được. Đây là căn cứ rõ ràng để biết được có bao nhiêu mèo con trong bụng mẹ.
  • Để phát hiện các dị tật bẩm sinh, bác sỹ thường chụp phim 2 lần. Tia X không ảnh hưởng đến cả mèo mẹ lẫn mèo con.
  • Trong suốt thai kỳ, tuyệt đối không được tiêm vắc xin hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc cho mèo. Nếu thật sự cần dùng thuốc, các bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ.
  • Cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất bữa ăn để mèo mẹ nuôi con, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì mèo con trong bụng luôn phát triển rất nhanh trong thời điểm này.

>>> Đừng bỏ qua: Thức ăn cho mèo tốt nhất trong thời gian mèo mang thai

Những lưu ý trong thời kỳ động dục và mang thai

  • Một vài trường hợp, dù mới được 4 tháng tuổi nhưng mèo cái đã động dục và có khả năng sinh con.
  • Nếu mèo cái là con lai của mèo lông ngắn và lông dài thì thời gian động dục có thể diễn ra sớm hơn mèo thuần chủng.
  • Mèo hoang động dục sớm hơn mèo nhà.
  • Mèo mang thai bị nôn.
  • Có nên tắm cho mèo đang mang thai không? Câu trả lời là tuyệt đối “KHÔNG” nhé. Không tắm cho mèo mẹ khi mang thai đến khi sinh và mèo con cai sữa được một tháng.
  • Âm đạo mèo cái tiết ra dịch là điều bình thường nhưng nếu dịch có máu hoặc màu xanh vàng thì cần đưa đến các phòng khám thú y để kiểm tra.

  • Nếu các bạn không muốn mèo sinh nở, nên đưa chúng đi triệt sản.
  • Tránh nuôi mèo cùng huyết thống với nhau, phòng trường hợp chúng giao phối với nhau gây lai đồng huyết.
  • Không nên để mèo mang thai khi chúng được 6 – 8 tuổi vì lúc này cơ thể mèo mẹ bị lão hóa, sữa không đủ dưỡng chất, vụng nuôi con.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp khá đầy đủ thông tin cho bạn đọc về dấu hiệu nhận biết mèo mang thai và lưu ý khi chăm sóc cho mèo mẹ.