Cách tẩy giun sán cho mèo đúng cách tại nhà

Mèo có thể bị nhiễm nhiều loại giun như: Giun đũa, giun móc, sán dây và giun chỉ. Những loại giun này không chỉ gây nguy hiểm cho mèo mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người và thú nuôi khác. Vậy cách tẩy giun sán cho mèo đúng cách như thế nào? Lịch tẩy giun ra sao? Mời các bạn tham khảo thêm thông tin bên dưới nhé!

Nội dung bài viết

Nguyên nhân dẫn đến mèo bị giun sán

  • Mèo có thể bị nhiễm giun sán ngay từ lúc còn nhỏ, bọ chét hay kí sinh trùng có thể tấn công từ bên ngoài và giun sán có trong thức ăn tấn công từ bên trong.
  • Mèo con cũng có thể nhiễm giun sán từ mèo mẹ trong quá trình mang thai. Phần lớn nguyên nhân giun sán xuất phát từ ăn uống hàng ngày.

Dấu hiệu mèo bị nhiễm giun sán

Dựa vào thói quen ăn uống, thể trạng của mèo bạn có thể biết mèo bị nhiễm giun sán hay không? một số dấu hiệu mà bạn nên quan tâm như:

  • Mèo đi ngoài có giun sán.
  • Mèo mệt mỏi, yếu ớt, thường xuyên bỏ ăn.
  • Mèo ăn uống đầy đủ, ăn nhiều nhưng không lên ký.
  • Suy nhược cơ thể trong thời gian dài.

Trước khi tẩy giun sán cho mèo chú ý gì?

  • Trước khi tẩy giun cho chó mèo nên cho chúng nhịn ăn 2 – 3 tiếng trước khi tiến hành tẩy giun. Tốt nhất tối hôm đó nên giảm thức ăn trong khẩu phần và sáng hôm sau tiến hành xổ giun sán thích hợp nhất.
  • Khi tẩy giun có thể nhét thuốc vào miệng mèo hoặc trộn chung với thức ăn của mèo để dụ chúng ăn.

Hướng dẫn cách tẩy giun sán cho mèo đúng cách tại nhà

Lý do nên tẩy giun thường xuyên

  • Khi nuôi mèo bạn nên có lịch tẩy giun sán thường xuyên, định kỳ. Việc tẩy giun sán sẽ loại bỏ 1 số loại giun thường gặp như: Giun chỉ, giun đũa, giun móc, sán dây.
  • Trong đó với giun tròn và giun móc di chuyển khắp cơ thể thú cưng, việc loại bỏ các loại giun này rất khó khăn.
  • Giun sán có thể khiến mèo ăn không ngon, sụt cân, suy nhược cơ thể và nghiêm trọng hơn là gây chết. Vì vậy phải nên tẩy giun thường xuyên.

Lịch tẩy giun cho mèo bị nhiễm giun

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

  • Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: Thực hiện tẩy giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: tẩy lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.
  • Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: Thực hiện việc tẩy giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần tẩy giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau các bạn thực hiện tẩy giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.
  • Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: Cứ 2 – 3 tháng tẩy giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng tẩy giun.
  • Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: Cứ 6 tháng tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Các loại thuốc tẩy giun

  • Univerm total
    • Đặc trị: Trùng roi Giardiasis.
    • Chuyên trị các loại giun tròn, giun móc, giun tóc, sán dây.
    • Liều dùng: 1 viên với 10kg thể trọng.
  • Drontal Plus cats (mèo)
    • Đặc trị: Trùng roi Giardiasis.
    • Chuyên dùng để trị các loại giun tròn, giun móc, giun tóc, sán dây.
    • Liều dùng: 1 viên với 4kg thể trọng.
  • Biaverm
    • Trị các loại giun móc, giun tóc, sán dây, giun tim, giun phổi.
    • Liều dùng: 1 viên với 5kg thể trọng.

Trường hợp nào không nên tẩy giun?

  • Mèo đang trong giai đoạn bệnh, mệt mỏi, biếng ăn.
  • Mèo đang trong giai đoạn thai kì.
  • Nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng cũng không nên tẩy giun.

Tất cả các trường hợp trên bạn không nên tẩy giun cho mèo. Chú ý đến liều lượng thuốc để tẩy giun đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc quy định. Nếu cho dùng quá liều, mèo bị sốc thuốc, mệt mỏi và có thể dẫn đến bệnh.

Với các thông tin về các triệu chứng, nguyên nhân, hướng dẫn cách tẩy giun sán cho mèo đúng cách giúp người nuôi tự thực hiện tẩy giun ngay tại nhà. Tẩy giun cho mèo định kì giúp mèo khỏe mạnh và thể trạng ổn định

       » Đừng bỏ lỡ: Mèo bị đi ngoài ra máu – Nguyên nhân, biểu hiện & Cách điều trị