Bệnh dại ở mèo là gì? Biểu hiện và cách điều trị ra sao?

Mèo bị dại nếu phát hiện sớm có thể đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Chúng ta đều biết virus bệnh dại ở mèo lây truyền từ nước bọt, dãi của vật bị nhiễm virus qua vết cắn, xây xát. Nó gây bệnh cho người và các loài động vật máu nóng khác. Ở mèo nguy cơ cao nhất mắc bệnh dại là mèo đực dưới 3 năm tuổi.

Nội dung bài viết

Bệnh dại ở mèo là gì?

Bệnh dại là một bệnh do virus có thể lây nhiễm cho tất cả các loài động vật máu nóng, bao gồm cả mèo và người, mặc dù một số loài có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên. Khi có dấu hiệu bệnh dại xảy ra, đó là một căn bệnh gây tử vong gần như bất biến.

Bệnh dại đã được công nhận và mô tả từ khoảng 2300 trước Công nguyên.

>>> Click ngay: Tuổi thọ trung bình của mèo là bao nhiêu? Cách xác định

Biểu hiện Mèo bị mắc bệnh dại

Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não các hệ thần kinh trung ương.

Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại. Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng.

Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đọan đầu bao gồm:

  • đau cơ
  • bồn chồn
  • dễ cáu gắt
  • hay rùng mình
  • sốt
  • chứng bất ổn
  • sợ ánh sáng, chứng sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng
  • chán ăn
  • nôn mửa
  • tiêu chảy
  • ho hen
  • không thể hoặc không muốn nhai nuốt

Tìm kiếm các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt

Thể dại đơ là thể dại phổ biến ở mèo. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có dấu hiệu lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ. Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt gồm có:

  • Bại liệt không thể di chuyển ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
  • Hàm trễ xuống, dáng vẻ như “bị đơ”.
  • Nước dãi lòng thòng sùi bọt xung quanh miệng
  • Nhai nuốt khó khăn

>>> Xem ngay: Mèo bỏ ăn cần phải làm gì? Một số mẹo nhỏ

Hướng dẫn cách điều trị mèo bị bệnh dại

Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.

Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.

Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.

Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.

Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn. Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.

Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.

>>> Tìm hiểu ngay: Có nên cắt móng cho mèo không? Cách cắt mong cho mèo an toàn

Vậy bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại không?

Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử lý ngay.

  • Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
  • Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.

Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virus dại, nên khi cắn virus dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virus gây nhiễm độc thần kinh. Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.

Như đã nói ở trên thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.

>>> Đừng bỏ lỡ: 10 Loại bệnh lây truyền từ mèo sang con người (có thể bạn mắc phải)