17 loại thức ăn không nên cho mèo ăn bạn cần biết!

Món ăn khoái khẩu của mèo là cá, thịt mềm và các loại hạt tổng hợp có mùi tanh. Nhưng thỉnh thoảng, chúng sẽ ham hố quất luôn nhiều món độc, lạ khác như: Kem, bánh, kẹo, thậm chí là rau xanh nữa cơ. Nhưng có nhiều loại thức ăn không nên cho mèo ăn vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa của mèo. Vậy không nên cho mèo ăn gì? Sau đây, cùng Thegioiloaimeo.com tìm hiểu thông tin này nhé!

CLICK XEM THỨC ĂN TỐT CHO MÈO

Nội dung bài viết

Những loại thức ăn không nên cho mèo ăn

1. Chocolate, trà, cafe, hạt đậu và các đồ uống chứa Caffeine:

  • Caffeine hoạt động như một thuốc lợi tiểu gây mất nước. Các hoạt chất caffeine, thebromine, theophylline gây độc ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.
  • Các triệu chứng ngộ độc caffeine bao gồm: Bồn chồn, thở nhanh, hồi hộp tim và run cơ -> mèo không uống được cafe đâu nhé!
  • Ngoài ra, những thứ có chứa caffeine mà các bạn cần lưu tâm là: Nước tăng lực Red Bull, coca cola, các nước uống tăng lượng cacao, hay cả trong những loại thuốc giảm đau, thuốc cảm.

         » Bạn đã biết: Chocolate có thể gây tử vong cho mèo

2. Rượu hoặc các đồ uống có cồn:

  • Các loại giải khát, nước ngọt, bia hay rượu có cồn (hay caffeine) không được cho mèo uống, cồn tác động tới gan, não bộ gây trúng độc, hôn mê và tử vong. Chỉ với 2 muỗng nhỏ rượu Whisky, các bạn gây ngộ độc nghiêm trọng cho một chú mèo trên 2kg, thêm một muỗng nữa sẽ gây tử vong.

3. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu chanh:

  • Nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa, mèo tự tổng hợp vitamin C từ Gluco – không cần bổ sung loại Vitamin này cho mèo.

4. Nho tươi và nho khô:

  • Nho tươi và nho khô vừa ngon vừa bổ tốt cho con người nhưng gây suy thận cho mèo. Trên thực tế không phải tất cả mèo đều bị tác động xấu từ loại thực phẩm ngọt lịm này, nhưng càng ăn nhiều thì mèo càng có nguy cơ nhiễm độc cao hơn và trầm trọng hơn.
  • Dấu hiệu xảy ra trong 24 giờ là tiêu chảy, ăn không ngon, ngủ li bì mệt mỏi, suy nhược, đau bụng và giảm đi tiểu.

5. Quả bơ:

  • chứa persin – một loại độc tố đối với nhiều động vật bao gồm cả mèo có vấn đề về đường tiêu hóa và đường hô hấp.

6. Sữa, các sản phẩm của sữa, kem:

  • Dễ gây tiêu chảy có thể gây ra mất nước đặc biệt với mèo trưởng thành, đặc biệt là mèo già vì mèo từ khi cai sữa mẹ đã dần mất đi khả năng tiêu hóa lactose trong sữa. Hậu quả của việc lactose đọng lại trong dạ dày cuối cùng là tiêu chảy,  nôn mửa và kiệt sức. Nếu mèo nhà bạn có sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa không – liên – tục thì hoàn toàn không phải lo lắng gì.

7. Bánh kẹo có nhiều đường:

  • Quá ngọt gây đái tháo đường cho mèo, kẹo cao su, một số đồ ăn chống béo của người có đường hóa học, chất xylitol làm tăng chuyển hóa isulin trong máu gây phân hủy đường huyết, tụt đường huyết, suy gan và hôn mê.

8. Hành, hành tây, tỏi, hẹ, rau thơm:

  • Cho đồ ăn có hành với tởi không phải là ý tưởng tốt cho mèo dù cho đã chế biến dưới nhiều hình thức. Các sulfoxides và disunphua trong hành phá hủy các tế bào hồng cầu và có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như: Thiếu máu hay viêm loét dạ dày.
  • Các bạn nên cẩn thận với cả những loại đồ ăn sẵn, được chế biến sẵn để tránh cho mèo ăn phải những gia vị trên.
  • Chú ý: Tỏi nguy hiểm hơn hành bởi độc tố tập trung nhiều hơn nhưng trong các loại đồ ăn chứa ít tỏi nên ảnh hướng của nó cũng giảm bớt.

9. Nấm ăn:

  • Có chứa độc tố gây độc, sốc, ảnh hưởng tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh, trong trường hợp xấu có thể gây tử vong, tỉ lệ ngộ độc nấm ăn ở mèo thấp.

10. Bột mì:

  • Nó nở ra hút dịch và nước trong dạ dày, ăn ít thì cản trở tiêu hóa, ăn nhiều gây phồng, tổn thương dạ dày.
  • Bột mì khi đã không được tiêu hóa trong dạ dày gây ra sự ức nghẽn lâu dài trong bộ máy tiêu hóa, lúc này bột mì bị lưu lại trong dạ dày và trong quá trình lên men, bột mì sản sinh cồn, vốn là chất cấm kị với con mèo.

11. Thức ăn dành riêng cho chó:

  • AAFCO có tiêu chuẩn dành riêng cho chó hay mèo, nhu cầu dinh dưỡng của chúng khác biệt nhau hoàn toàn, các loại thức ăn chó không phù hợp cho mèo ăn và tác động xấu tới sức khỏe khi phải sử dụng lâu dài.

12. Trứng sống:

  • Bất kỳ ai cũng không nên ăn trứng sống bởi trong trứng sống hay có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là với mèo bởi nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella hoặc E.coli quá cao và gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hơn nữa lòng trắng trứng có chứa avidin có thể gây ngăn chặn sự hấp thụ của vitaminB. Các bạn luộc chính quả trứng lên là được.

13. Thịt sống và cá sống:

  • Cũng như trứng sống, thịt cá sống chưa chế biến có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, một loại enzyme trong cá sống phá hủy thiamine, là một vitamin nhóm B thiết yến cho mèo của bạn. Thiếu thiamine có thể gây ra các vấn đề thần kinh đáng lo ngại.
  • Tuy nhiên, vẫn nên cho mèo trưởng thành ăn thịt bò sống để tăng yếu tố vi lượng, nhưng vần chú ý không được cho ăn thường xuyên.

14. Không cho mèo ăn riêng cá ngừ:

  • Gây sung dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì không cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt mèo cần. Cá tươi sống gây thiếu hụt vitamin B làm giảm tính thèm ăn, khi cho ăn thường xuyên dẫn đến gây liệt tiêu hóa và tử vong. Điều này không có nghĩa là không cho mèo ăn cá ngừ (mèo rất thích cá ngừ) nhưng các bạn cần kiểm soát việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho mèo.

15. Mỡ thừa và các loại xương:

  • Mỡ thừa từ các thực phẩm của con người khi cho ăn nhiều gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày của mèo trong khi xương gà, vịt, ngan, cá… có thể vỡ thành những mảnh nhỏ, tồn tại trong dạ dày gây rối loạn tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa hoặc rách, tổn thương dạ dày, ruột của mèo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

16. Gan động vật:

  • Ở mức độ vừa phải, gan động vật là sản phẩm vô cùng phù hợp, có tác dụng tốt với sự duy trì, phát triển cơ thể của mèo (nhất là mèo con), nhưng cho ăn quá nhiều gan thì bắt đầu gây độc hệ cơ, xương vì đưa vào cơ thể mèo hàm lượng vitamin A quá cao không thể sử dụng hay thải bớt.
  • Các bạn chỉ nên cho mèo ăn gan tối đa 3 bữa mỗi tuần để có kết quả tốt. Chú ý: Cung cấp hàm lượng vitamin A quá liều thậm chí gây tử vong ở một số mèo.

17. Thuốc: 

  • Và đừng bao giờ cho mèo uống bất kỳ loại thuốc nào không kê đơn trừ khi được bác sĩ thú y khuyên dùng. Các thành phần như: Acetaminophen hoặc ibuprofen phổ biến trong thuốc giảm đau và thuốc cảm lạnh. Và chúng có thể gây chết người cho con mèo của bạn.

Để cho mèo – thú cưng của bạn được khỏe mạnh bạn hãy chăm sóc, yêu thương chúng thật cẩn thận. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thức ăn khô giàu giá trị dinh dưỡng dành cho mèo.