13 giống mèo rừng quý hiếm bạn chưa từng gặp trong đời!
Mèo rừng là loài động vật nhỏ, đáng yêu nhưng quý hiếm trên thế giới. Hiện nay, mèo rừng sống tập trung ở một số những khu rừng nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi và tại một số khu rừng ở khu vực Tây Á. Thực trạng của loại động vật hoang dã này đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi sự săn bắt nhiều từ con người. Dưới đây là một số thông tin về đặc điểm, nơi sống của 13 giống mèo rừng quý hiếm bạn chưa từng gặp trong đời! Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Thông tin thú vị về giống mèo rừng
Nguồn gốc của giống mèo rừng
- Mèo rừng có tên khoa học là Felis silvestris, là một giống mèo nhỏ có nguồn gốc từ châu Âu, Tây Á và châu Phi. Được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới hoặc có thể được nuôi như mèo nhà.
- Môi trường sống từ xa xưa của loài này là: Rừng rậm, thảo nguyên, xavan. Loài mèo nhỏ này chuyên ăn thịt các loài động vật có vú nhỏ, chim, các loài thú có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn.
Đặc điểm nhận dạng của giống mèo rừng
- Mèo rừng có kích thước tương đương với giống mèo nhà. Có lông bụng màu trắng, nhiều đốm khắp trên cơ thể. Thông thường mèo rừng có cân nặng khoảng 4kg – 9kg, chiều dài không đến 80cm. Đặc biệt, bề ngoài của con cái và con đực có hình dáng rất giống nhau.
- Mèo rừng có đuôi dài, khoảng 50cm. Đuôi của chúng thường được sử dụng để giữ cân bằng cho cơ thể khi leo trèo, di chuyển.
- Đây là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm nên mắt của chúng rất to, sáng. Để có thể nhìn và di chuyển trong môi trường đầy bóng tối. Mèo rừng chủ yếu sống ở trên cây. Thức ăn của chúng là các loài động vật như: Sóc, thú có túi, nhím, ếch, thằn lằn và chim…
- Mèo rừng tự nhiên có tuổi thọ khoảng 10 năm. Nhưng nếu sống trong môi trường được nuôi dưỡng như sở thú thì con số này lên đến 20 năm.
13 giống mèo rừng quý hiếm nhất thế giới
1. Mèo cát
- Mèo cát có tên khoa học là Felis margarita.
- Thường sinh sống ở các vùng sa mạc của Châu Á và Châu Phi.
- Loài mèo này có kích thước khá nhỏ, chân ngắn, đuôi dài. Đặc biệt là tai lớn và nhọn.
- Đây là loài mèo có thể không uống nước trong nhiều tháng mà vẫn sống sót được. Lý do đặc biệt là chúng tận dụng triệt để lượng nước trong cơ thể của con mồi.
2. Mèo chân đen
- Mèo chân đen có tên khoa học là Felis nigripes.
- Sống đơn độc và thường chọn những nơi yên tĩnh để sinh sống.
- Đây là một trong những loài mèo có đôi tai nhỏ nhất trên thế giới.
3. Mèo Manul hay Mèo Pallas
- Mèo Manul, có tên khoa học là Otocolobus manul.
- Kích thước tương đương với loài mèo nhà.
- Hiện nay, giống mèo này đang bị đe dọa suy giảm số lượng bởi môi trường sống bị tàn phá và lượng thức ăn hạn hẹp.
4. Mèo Pampas
- Mèo Pampas có tên khoa học là Leopardus pajeros.
- Môi trường sống khá đa dạng từ rừng khô. Với độ cao lên đến 5.000m cho đến đồng cỏ, thảo nguyên rộng lớn.
5. Mèo cá
- Mèo cá có tên khoa học là Prionailurus viverrinus.
- Sống ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
- Điểm đặc biệt của loài mèo này là môi trường sống ở các con sông, suối, hồ, đầm lầy. Thức ăn của chúng chủ yến là cá và tất nhiên mèo cá bơi giỏi nhất trong danh sách 13 giống mèo rừng quý hiếm nhất thế giới.
6. Mèo đồng cỏ Châu Phi
- Mèo rừng này có tên khoa học là Leptailurus serval.
- Kích thước trung bình nhưng hình dáng thanh mảnh, chân dài, đuôi ngắn.
- Đặc trưng của giống mèo này là có thể chạy với tốc độ tối đa 80km/h. Di chuyển từ 3 – 4km mỗi đêm để tìm kiếm thức ăn. Loài vật này có đôi tai lớn, rất thính nên chúng có thể phát hiện ra con mồi ngay cả ở trong lòng đất.
7. Mèo cây Châu Phi hay Mèo rừng Châu Mỹ
- Đây là loài mèo có quan hệ họ hàng gần với loài báo sư tử. Tuy nhiên, loài mèo này có kích thước nhỏ, thường sống ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.
8. Mèo núi Andes
- Mèo núi này có tên khoa học là Leopardus jacobitus.
- Sinh sống ở độ cao khoảng 3.500 – 4.800m. Mèo rừng này có kích thước tương đương với mèo nhà nhưng lông dày và đuôi dài hơn.
9. Mèo rừng hay mèo báo
- Loài mèo này có tên khoa học là Prionailurus bengalensis.
- Sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á
- Đây là loài mèo có bộ lông đốm giống báo. Nhưng tuyệt nhiên không có quan hệ họ hàng với loài báo.
10. Báo gấm hay báo mây
- Giống này có tên khoa học là Neofelis nebulosa.
- Có thân hình nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn.
- Đây là giống mèo có răng nanh dài nhất thế giới
11. Báo lửa hay beo vàng Châu Á
- Loài mèo rừng này có tên khoa học là Pardofelis temminckii
- Thường sống ở những khu rừng gần với các dãy núi đá. Một số tộc người Karen của Thái Lan tin rằng: Một sợi lông của báo lửa chính là bùa hộ mệnh an toàn cho họ thoát khỏi con hổ khi đi săn bắn.
12. Linh miêu Canada
- Linh miên Canada có tên khoa học là Lynx canadensis.
- Chúng có bộ lông màu xám nâu dày, chân dài. Giúp chúng di chuyển nhanh trong điều kiện tuyết dày.
» Xem thêm: Mèo rừng Na Uy – Nguồn gốc & giá bán của mèo Norwegian Forest Cat
13. Linh miêu tai đen (Mãn rừng)
- Loài mèo này có tên khoa học là Caracal caracal, chúng chuyên săn mồi vào ban đêm.
- Đặc điểm nổi bật của loài mèo này là có thể săn mồi trên cây, mặt đất và thậm chí là bơi để bắt cá.
» Tìm hiểu ngay: TOP 10 giống mèo hiếm có giá đắt nhất thế giới
Khám Phá Chú Mèo Rừng Quý Hiếm Nằm Trong Sách Đỏ Việt Nam
Đặc Điểm Về Mèo Rừng prionailurus bengalensis
Mèo rừng prionailurus bengalensis là một loài quý hiếm, được xếp vào danh mục IIB trong Sách đỏ Việt Nam theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Chúng có tên khoa học là prionailurus bengalensis và được biết đến với tên gọi khác như mèo cẩm thạch hoặc mèo gấm. Một điểm nổi bật là bộ lông gấm tuyệt đẹp, hoa văn đốm đặc trưng, tạo nên vẻ hoang dã và độc đáo.
Môi Trường Sống và Đặc Điểm Sinh Học
Mèo rừng prionailurus bengalensis thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Chúng có họ hàng với báo lửa và xứ Borneo Pardofelis badia. Kích thước của chúng tương đối nhỏ, dài khoảng 60 cm và trọng lượng từ 2-5kg. Đặc biệt, đuôi của mèo rừng prionailurus bengalensis khá dài, lên đến 55 cm, tạo nên điểm đặc trưng riêng biệt.
Nguy Cơ Và Bảo Vệ
Mèo rừng prionailurus bengalensis đang đối mặt với nguy cơ suy giảm số lượng nghiêm trọng. Hiện nay, số lượng loài này trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 con và vẫn đang tiếp tục giảm. Các nguyên nhân chính bao gồm việc săn bắt để lấy lông hoặc làm thú nuôi, cũng như nạn phá rừng khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Vệ Mèo Rừng
Mèo rừng prionailurus bengalensis không chỉ đại diện cho sự đa dạng sinh học của tự nhiên mà còn có giá trị quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái. Việc bảo vệ loài này đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường sống của chúng, từ đó giữ vững hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn nguồn tài nguyên quý báu.
Mèo rừng – những người bạn đáng yêu và quý hiếm trên hành tinh này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động của con người. Chúng ta cần nhìn nhận giá trị của loài động vật này và tham gia vào việc bảo vệ chúng, để họ có thể tiếp tục sống và thể hiện sự đẹp độc đáo trong thiên nhiên.